CỰU HÀO – MẢNH ĐẤT ĐỊA LINH NHÂN KIỆT
Theo cuốn sách : “ Dấu ấn lịch sử hơn 530 năm của họ Nguyễn Cựu Hào tại Nam Định “ của nhà nghiên cứu Lịch sử Bùi Văn Tam thì Họ Nguyễn làng Cựu Hào có nguồn gốc tại Bạch Mai Hà Nội , ông tổ của dòng họ là nhà Nho uyên thâm về Phong thủy , nhận thấy Cựu Hào , mảnh đất cuối huyện Thiên Bản là nơi “ Danh Sơn – Đại mạch “ có “ Phong tinh dẫn mạch , Thủy hà oanh vu “ ( nghĩa là nơi đây có những ngọn núi Danh giá và Mạch khí rất vượng (đại mạch ) và có Linh khí của trời đất dẫn mạch đến và sông nước lượn quanh chở linh khi đi khắp nơi ) nên ông đã chọn nơi đây để lập nghiệp vào năm 1492 , vì ông nghĩ : “ Nơi đây là đất địa linh thì ắt sẽ sinh ra Nhân kiệt “ . Ông từ bỏ Hà Nội đưa gia đình về đây vì nghĩ rằng được sinh trưởng trên vùng đất địa linh này , ắt hẳn trong dòng họ nhà ông sẽ sinh ra những con người Tài giỏi và thực tế hơn 530 năm trôi qua đã chứng minh điều đó
Trở lại vấn đề “ Địa linh “ ta hiểu nôm na là vùng đất đất linh thiêng , ta vẫn thường nghe nói : “ Hồn thiêng sông núi “ vậy thì Đất , Sông , Hồ , Núi , Đồi , Gò , Đống đều có hồn cả và có nơi linh thiêng nhiều hơn , có nơi thì ít hơn , các nhà phong thủy dễ dàng cảm nhận điều đó thông qua quan sát huyệt vị , long mạch . Để cho vùng đất linh thiêng mãi mãi thì con người phải thường xuyên bồi đắp cho nó , long mạch không được tắc , huyệt vị phải khai thông thì ta mới được khí của “ Địa linh “. Từ ngàn xưa ông cha ta đã có câu : “Âm phù dương trợ “ ( nghĩa là để nhận được sự phù hộ của phần Âm , thì chúng ta phải trợ cho phần âm bằng cách bảo tồn , gìn giữ , chiêm bái ) . Thực tế phần “ Linh “ ở vùng đất Cựu Hào rất mạnh , ngôi đền làng ta là 1 ví dụ , trải qua mấy nghìn năm lịch sử vẫn được hương khỏi đều đặn , trong thời kỳ bài trừ mê tín dị đoan , thánh thần trong đền vẫn được người dân âm thầm hương khói , chiêm bái , kỳ lạ nhất là trước các sự kiện mà tưởng như một phần của vườn Thần từ bị mất , hoặc để xây các công trình khác thì đều có thế lực thần bí nào đó làm cho sự việc không thành : Đầu tiên là việc xây trưòng học tại khu vườn thần từ sau đền , mặc dù đã xây xong nhưng rồi cũng phải chuyển đi chỗ khác , rồi đến việc định xây nhà văn hóa tại khu vườn thần từ bên cạnh đền cũng không thực hiện được , cho đến gần đây nhất là cho 1 công ty viễn thông thuê đất ở vườn thần từ xây cột phát sóng , mặc dù đã đổ móng , xây trụ rồi , nhưng vẫn không thực hiện được . Có lẽ chỗ hội tụ được nhiều linh khí nhất của làng Cựu Hào chính là vùng đất khu vực đền , vùng đất “ Tứ thủy giao lưu “ ( nơi mà theo cuốn Địa bạ triều Nguyễn lập năm Gia Long thứ 4 ( năm 1805) hiện được bảo quản tại Trung tâm lưu giữ Quốc gia gọi là ao Thần từ , vườn Thần từ , ruộng Thần từ )
Đi xa hơn nữa chúng ta xem lại quá trình trùng tu đền Thiên Hương có khắc trên tấm bia “ Tiên Hương linh từ trùng tu bi “ ( Bia trùng tu đền thiêng Tiên Hương ) nội dung đại khái là :
“ Đền thiêng ở Tiên Hương là nơi hai kỳ sùng bái, một chốn kêu cầu. Quy mô cũ nhỏ hẹp, gặp ngày hội không sao chứa hết người. Mùa thu năm Nhâm Tý (1912) Triển tôi về nhận việc Nam Đốc, người trong họ, người trong làng và các thân hào trong huyện bàn việc tập hợp tiền của tu sửa xin tôi giúp đỡ thành sự. Triển tôi không tiện từ chối bèn theo ý dân mộ duyên dấy việc, ủy thác quan huyện Vũ Duy Đê đốc công. Mùa xuân năm ấy bắt tay vào việc xây dựng, từ nội phủ đến bái đường gồm bốn tòa làm theo kiểu mới, phía trước thì các lầu tả hữu giải vũ gồm 9 tòa, đều nhân theo nếp cũ rồi xây rộng tường, vây đắp hoa trên đầu cột, xây nguyệt hồ, khuôn khổ rộng rãi so với trước có thêm lên.
Trong việc làm thấy không thể lo xong việc, rất sợ dở dang, may mắn thay có thiện tín thập phương nghe tiếng xúm lại giúp đỡ để cho hoàn thành.
Tháng 8 năm Quý Sửu (1913) thì báo cáo trọn vẹn, đó là sức của thần vậy.
Ôi! trào lưu xã hội biến đổi, nhưng thần quyền vẫn thế. Từ việc này suy nghĩ thì biết được tình đời lòng người, dù trong thời cuộc này có công quả này cũng không khỏi lời việc lôi thôi, nhưng tô điểm bộ mặt non sông, khiến chi thắng cảnh sáu sự lạ trong Sơn Nam địa dư chí mỹ quan thêm, cũng chính là trách nhiệm của người chủ chốt ở xứ sở này phải nói lên vậy!
Nhân thể viết lên lời.
Ngày tốt tháng giêng niên hiệu Duy Tân năm thứ 9 (1915).
Hiệp biện Đại học sĩ Tổng đốc tỉnh Nam Định, Thanh Oai Đoàn Triển kính cẩn ghi việc. “
Qua tấm bia ký của Tổng đốc Nam định Đoàn Triển ta thấy Ông khảng định hai điều :
Việc trùng tu Thiên Hương linh từ thành công , trọn vẹn là do SỨC CỦA THẦN
Trào lưu xã hội có biến đổi , nhưng THẦN QUYỀN thì vẫn thế ( không gì cưỡng lại được thần quyền )
Tổ tiên chúng ta là “ Con Rồng , cháu Tiên “ nguồn gốc văn hóa tín ngưỡng của chúng ta là thờ cúng Thần tiên , và nó đã được duy trì hơn 4000 năm nay , thì tự bản thân nó đã tạo ra một nguồn năng lượng rất lớn , vì vậy chúng ta cần phải bảo tồn , duy trì để bản thân , gia đình , thôn xóm , bình an , mọi việc hanh thông , gia đạo bền vững