CẢM NHẬN VỀ QUÊ HƯƠNG

3 phút để đọc

Tôi không sinh ra và lớn lên tại quê hương Làng Cựu  , và từ bé  cho đến khi trưởng thành tôi cũng không một lần được bố cho về quê , nên sự hiểu biết của tôi về quê hương rất hạn chế . Tôi chỉ hiểu biết về quê qua cảm nhận của tôi về những người thân của bố tôi ( Ông nội tôi mất trong thời kỳ kháng chiến chống pháp , Bà nội tôi và các Chú tôi vào Nam năm 1953 khi tôi chưa ra đời )

Người đầu tiên mà tôi kể đến là Ông chú tôi : Ông Nguyễn Sỹ Lâm , Con thứ tư của cụ Nghè Nguyễn Văn Tính . Ông là con người mà tôi ngưỡng mộ , Ông là hiện thân của một nhà Nho thời phong kiến : Nho nhã , uyên thâm , ung dung , tự tại , từ bi , bác ái . Trong mắt tôi Ông như một Ông Tiên sống trên cõi trần gian , nhưng không phải chỉ một mình tôi nhận ra điều đó , Khi tôi dạy học ở Hải Phòng , trong một lần ông đến thăm tôi , các bạn tôi đều khen : Ông chị Lê trông đẹp như Ông Tiên

Người thứ Hai  là Bà Cô Tôi : Bà Nguyễn Thị Sánh , Bà là em ruột của Ông Nguyễn Sỹ Lâm . Bà cô tôi sống ở Quê chồng Ninh Bình , Gia đình bà làm ruộng , Bà có 2 con là cô Yến là giáo viên , và Chú Oanh đi bộ đội và hy sinh . Mỗi lần Bà đến thăm bố tôi , Bà đều mang cho chúng tôi một gói xôi và một cái đùi gà rất to, gói bằng lá chuối  , thời đó món quà đó đối với chúng tôi là rất ngon lành và quý báu , tôi cố mời Bà ăn cùng chúng cháu , nhưng không bao giờ bà ăn một miếng nào , khi đó tôi cũng đủ hiểu bà nhường nhịn cho các cháu . Sau này mẹ Tôi sinh em út tôi – Hương Lan , Bà đến chăm sóc mẹ tôi trong tháng cữ , tôi càng yêu Bà hơn vì cách cư xử và sự hiểu biết của bà , Buổi tối bà thường kể chuyện cổ tích cho tôi nghe , và thông qua các câu chuyện đó bà cũng dạy tôi nhiều về tính nhân văn , về nhân cách , và lòng thương người . ( Bà biết rất nhiều các tích cổ , cả của Ta và của Tàu ). Và cũng từ đó hình ảnh người phụ nữ nông thôn Việt Nam trong tôi rất đẹp và cái đẹp nhất là “ Đức hy sinh “ cho gia đình và người thân của

Người thứ 3 là Chú ruột Tôi : Ông Nguyễn sỹ Tế . Sau ngày thống nhất đất nước ( lúc này tôi đã là học sinh cấp 2 , có hiểu biết hơn  ) Chú gửi thư cho Bố tôi ( Tính tò mò nên tôi lấy đọc ) .  Qua bức thư tôi thấy được sự yêu thương , nhớ nhung da diết của một người con xa quê , và hiểu rằng đối với mỗi con người , ai cũng có một chốn để thương để nhớ đó chính là Quê hương . Chú tôi nhắc lại nhiều kỷ niệm của ba anh em  ( Sỹ Nguyên , Sỹ Châu , Sỹ Tế ) với thanh niên trai tráng làng Cựu qua các hoạt động Văn Nghệ , Thể Thao trong những dịp nghỉ hè của 3 anh em ( Bố và các chú tôi học ở Hà Nội , nghỉ hè mới được về Quê ) . Cũng chính bức thư này tôi mới biết đến quê mình : Tứ thủy giao lưu Đăng Đàn Tiến sỹ .
Thấy con gái mình đã quan tâm đến cội nguồn , bố tôi bắt đầu giải thích cho tôi hiểu về nguồn gốc lai lịch của dòng họ mình , cũng như mảnh đất “ Địa chấn Linh “ quê hương của mình  .