CÁC VỊ THẦN TRONG ĐỀN LÀNG CỰU
Thưa toàn thể nhân dân thôn Cựu Hào
Tôi là Nguyễn Thị Hương Lê , đại diện cho nhà tài trợ xây dựng ngôi Đền làng Cựu Hào quê ta . Được biết vừa qua trong thôn ta có sự không thống nhất về quan điểm trong việc đúc 2 bức tượng Phúc thần của đền . Tôi xin giải thích để bà con thấu hiểu hết mọi ngọn ngành , nếu ai có gì chưa hiểu thì cứ thắc mắc lên Zalo của Làng Cựu , Tôi sẽ giải thích thấu đáo
Trước tiên muốn hiểu được sự việc thì trước mắt , bà con phải hiểu ngôi đền này có từ bao giờ , và trong ngôi đền này thờ những vị thần nào vì vậy tôi sẽ đi vào phần thứ nhất là lịch sử hình thành ngôi đền , được khắc trên tấm bia đặt ở sân đền :
SƠ LƯỢC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ĐẾN LÀNG CỰU HÀO
Đền Làng Cựu Hào được hình thành từ thời Hùng Vương xây dựng nhà nước Văn Lang, khi đó làng có tên là Kẻ Sặt, dân làng dựng miếu thờ 3 vị thiên thần là: Thần Núi, Thần Sấm sét, Quan Lang.
Vào Khoảng năm 571, Đinh Lôi Công là một Tướng tài có công lớn với nhà Lý, nên được Hậu Lý Nam Đế cho lập Sinh từ tại các nơi có Danh sơn Đại Mạch, linh khí vượng. Đền Cự Hào là một trong 52 địa điểm mà Đinh Lôi Công chọn, khi mất thì Sinh từ trở thành Đền thờ Ngài. Sau khi xây dựng xong các địa điểm Sinh từ. Ngài về Triều đình bái tạ nhà Vua. Bỗng sấm chớp vang rền, mưa to gió lớn nổi lên. Khi trời yên gió lặng chỉ thấy mũ áo của Ngài trước sân rồng, nhìn lên không trung, thấy một đám mây vàng, trên mây vang vọng tiếng tinh thiều nhã nhạc rồi tản dần đi bốn phía. Biết Ngài đã hóa về trời, nhà vua sắc phong cho Ngài là Lôi Công Đại Vương. Nhân dân ta coi Ngài là Thần Sấm.
Trong đền thờ Hoàng Hậu Mỹ Hoa Công Chúa, (không rõ lịch sử của Ngài và thờ từ bao giờ) Đến Thời Lê - Nguyễn, hai vị quan triều đình có uy tín với dân làng và đã có những cống hiến vượt bậc cho đất nước và quê hương. Khi mất được tôn vinh là Phúc thần: Quan Tả Mạc Triều Hậu Lê Nguyễn Sưởng Thụy Đôn Trực và Quan Tế Cửu Quốc tử giám Nguyễn Công Thuyên thụy Đôn Văn. Trong đền còn thờ 178 vị Hậu thần là những người có công với làng là tiền bối của các dòng họ trong làng.
Lần tôn tạo ngôi đến gần đây nhất là Năm Tự Đức thứ 30 ( Đinh sửu 1877 ) tháng 2 ngày 8. Gồm 5 gian tiền đường, 5 gian trung đường và 3 gian cung cấm. Năm 1952, Hậu Cung và 2 gian trung đường bị phá hủy bởi bom đạn, và đồ tự sự cũng bị hỏng nát, nhưng cỗ ngai và bát hương trong cung cấm thì vẫn nguyên vẹn.
Năm 1989 dân làng dựng tạm lại 2 gian cung cấm để có nơi thờ tự các vị Thiên thần. Trải qua thế sự thăng trầm, ngôi đền xuống cấp trầm trọng, cột kèo mối mọt mục rữa, mái ngói hư hỏng dột nát gây nên tình trạng ẩm thấp.
Năm Nhâm Dần ( 2022 ) ngày 4 tháng 11 giờ lành, làng Cựu Hào tổ chức lễ động thổ xây dựng lại toàn bộ ngôi đền theo kích thước, hình dạng ban đầu bao gồm 5 gian tiền đường, 5 gian trung đường, 3 gian cung cấm và làm thêm một nhà sàn ( có chức năng như đình làng xưa ). Là nơi sinh hoạt, hội họp của làng. Hai cô Nguyễn Thị Hương Lan và Nguyễn Thị Hương Lê, hậu duệ đời thứ 17 của Họ Nguyễn Đại tộc lục chi Cựu Hào thành tâm tiến cúng toàn bộ kinh phí xây dựng, trong đó gia đình cô Nguyễn Thị An, ở Thụy Khuê Hà Nội tiến cúng bốn cột tứ trụ bằng đá xanh Thanh Hóa.
Và đây là duệ hiệu của các vị thần thờ trong đền ( đây là một phần thần phả của đền , đước lưu giữ hàng trăm năm nay , và mới được Viện hán nôm dịch lại ) tôi xin trích phần dịch , không in phân chữ Hán nôm vào đây , phần này cũng được khắc lên mặt trước tấm bia đặt trước sân đình
CỰU HÀO LINH TỪ
I. DUỆ HIỆU CÁC THẦN Ở ĐỀN CỰU HÀO
DUỆ HIỆU BA VỊ ĐẠI VƯƠNG
- Sơn Đại Tướng ( Thần Núi ) Thượng đẳng thần
- Lôi Công Đại Vương hiển ứng quảng đức, tế thế, an dân hộ quốc, hách liệt thanh
linh nghiêm dực thuần chính ( Thần Sấm, Sét - Thượng đẳng thần )
- Quan Lang hiển ứng uy linh Đại thần - Thượng đẳng thần
DUỆ HIỆU HOÀNG HẬU MỸ HOA CÔNG CHÚA
Hoàng hậu Mỹ Hoa Công Chúa dực bảo trung hưng, linh phù chi thần - Trung đẳng thần
DUỆ HIỆU THẦN VỊ CỦA QUAN TẢ MẠC VÀ TẾ TỬU QUỐC TỬ GIÁM
- Tiền triều Tả Mạc Thiệu Thiên phủ Huấn đạo Nguyễn Sưởng, thụy Đôn Trực tiên sinh - Phúc thần
- Hoàng triều Trung Thuận đại phu Quốc tử giám Tế tửu Tán trị Doãn Nguyễn hầu
thụy Đôn Văn công tiên sinh- Phúc thần
Như vậy chúng ta trong đền thờ thấy tất cả 6 vị thần , trong đó có 3 vị đại vương là thiên thần thờ trong Cung Cấm . Hoàng Hậu Mỹ Hoa công chúa thì chỉ có sắc phong chứ không biết lai lịch ở đâu và thờ từ bao giờ , và 2 vị phúc thần là người làng Cựu .
Trong phần lịch sử của Đền làng Cựu Hào đã chỉ rõ Ngài Đinh Lôi Công hóa về trời nên được phong là Lôi Công Đại Vương , nghĩa là thần Sấm Sét , và nếu đọc kỹ hết phần Thần Phả của ngôi đền thì chúng ta biết được Ngài được Thiên đình cử xuống giúp Nhà Lý dẹp giặc , nên khi giặc tan thì ngài hóa về triều . Nơi thờ chính của Ngài là ở Quê hương Ngài là xã Liêm Phong , Huyện Thanh Liêm , Tỉnh Hà Nam , nơi đó là ngôi đình cột kèo làm toàn bằng đá chạm trổ sắc sảo , rất giá trị , nhưng họ cũng không có tượng thờ Ngài vì ngài là người trời , nên làm tượng là phạm thượng . Ngôi đền đó được cấp bằng di tích Lịch sử văn hóa cấp Quốc gia cách đây hơn 20 năm , bên đó mọi sắc phong của Ngài cũng đề là Lôi Công Đại vương chứ không đề là Đinh Lôi công nữa , Vì ngài Đinh Lôi công đã hóa thành Thiên Thần ( Thần sấm sét ) . Làng ta là 1 trong 52 địa điểm của cả nước mà ngài chọn làm Sinh từ , nên ngài có 52 địa điểm thờ vọng ngài . Đến đây chắc mọi người đã hiểu , tại sao không làm tượng ngài Đinh Lôi Công rồi chứ . Còn một điểm lưu ý nữa là ngài giáng thế là để giúp nhà Lý đánh giặc ngoại xâm , và sau khi đã hóa về trời rồi ngài vẫn hiển linh giúp Đinh thiên Hoàng và một số triều đại khác đánh giặc giữ nước , và đều được các nhà vua của các triều đại đó sắc phong trung đẳng thần , rồi thượng đẳng thần …vv… . Như vậy nếu đất nước bị xâm lăng , cầu đảo Ngài là được giúp ( nhưng cũng tùy vào tấm lòng của người cầu đảo
Tiếp đến là Hoàng Hậu Mỹ Hoa công chúa . Trong đền làng ta có sắc phong ngài là Trung đẳng thần , nhưng không có lai lịch , gốc tích và cũng không biết thờ từ bao giờ . Theo nhà sử học Bùi Văn Tam thì ngày xưa nữ thần là thờ ở Miếu , hoặc Phủ , không được thờ chung với Nam thần ở Đền . Nhưng có lẽ miếu , hoặc Phủ của Ngài bị phá hủy , người dân không có khả năng xây dựng lại miếu hoặc phủ mới cho ngài nên phải đưa vào đền thờ . Chính vì những lý do trên nên không thể làm tượng để thờ Hoàng Hậu Mỹ Hoa Công chúa được
Tiếp theo là 2 vị Quan Triều Lê – Nguyễn là 2 vị Phúc thần đã ngự trong đền làng Cựu Hào Hàng trăm năm nay , từ thời mà ông cha của những người lớn tuổi nhất làng ta cũng chưa ra đời , trước đây chúng ta chỉ có cỗ ngai để tượng trưng cho các vị thần linh . Cái cỗ ngai ngần đây nhất là do anh Nguyễn Trọng Hiên chở các cụ Bô lão đi mua hàng chợ , vì theo lời anh Hiên kể là không có tiền nên phải tìm loại rẻ để mua . Khi xây lại đền vì chúng tôi đã phải bỏ ra một lượng tiền rất lớn để làm ngôi đền đẹp từng chi tiết nhỏ , nên việc tiếp tục để cỗ ngai thờ 2 vị sẽ không tương xứng với giá trị ngôi đền , nên chúng tôi thay bằng tượng đồng . Hơn nữa hai vị là Phúc thần tức là vị thần mang lại Phúc đức cho dân làng , nên để bức tượng hiện thân của các ngài sẽ cảm thấy gần gũi với người cầu đảo hơn là cỗ ngai
Nói đến đây chắc có người lại thắc mắc : “ Tại sao trong đền vẫn có mấy cỗ Ngai thờ “ Xin thưa với mọi người rằng : Trong cung cấm có 1 cỗ ngai , nhưng nó là cỗ ngai Cổ hàng trăm năm , nên rất giá trị , phải bảo vệ . Ngoài trung đường có 1 cỗ ngai mới , thay thế cỗ ngai cũ mua cùng thời cỗ ngai của 2 vị quan triều Lê – Nguyễn . Xin giải thích để bà con rõ như sau : Tại vị trí đặt cỗ ngai này , từ xưa đến nay , không có bài vị và cũng không biết thờ ai nên không thể làm tượng mà vẫn phải duy trì cỗ ngai để thờ